CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

     47 năm đi qua, chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ. Những mất mát, đau thương; chia ly và chết chóc; khói lửa và đạn bom, giờ chỉ còn là những kí ức được tái hiện trong phim ảnh.

     Thế hệ chúng ta hôm nay, may mắn được sinh ra và lớn lên trong những ngày đất nước đã hoàn toàn giải phóng. Chúng ta chưa từng nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh, chưa một lần chứng kiến những gian khổ tột cùng của cả dân tộc để có ngày chiến thắng. Nhưng xung quanh chúng ta hôm nay, vẫn còn đó những vết thương đang rỉ máu, những mẹ gia mòn mỏi khóc chờ những đứa con đi mãi chẳng trở về, những em bé quằn quại vì vết thương da cam từ đời cha, ông truyền lại….

     Nhìn lại quá khứ, không phải để gợi lên hận thù, mà là để gợi lên trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước, để thêm một lần nhắc nhở mỗi chúng ta về trách nhiệm với bản thân, với đất nước, với dân tộc và đặc biệt là lòng biết ơn vô hạn với những hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông để chúng ta có cuộc sống hôm nay.

     Sống lại những ngày tháng tư lịch sử, các bạn chúng mình hãy cùng đọc lại những bài thơ về chiến tranh lay động lòng người.

1. Chiến tranh

Vũ Đan Thành

Chiến tranh qua lâu rồi

Có mấy ai nhắc lại

Cái thời đạn bom rơi

Cái thời còn khói lửa.

Chiến tranh mẹ xa con

Chiến tranh ai còn mất

Chiến tranh chia đôi ngả

Cuộc tình nào chia phôi.

Nghe mẹ tôi kể lại

Ngày anh trai ra trận

Có cô bạn tiễn đưa

Đi qua quãng đê dài.

Mẹ quay về nhà trước

Chỉ còn hai người thôi

Họ đứng trên đê mãi

Bịn rịn lâu mới về.

Gần chục mùa thu qua

Vào một ngày thu ấy

Đơn vị mang giấy báo

Anh không thể trở về.

Chiến tranh là như thế

Người đi không trở lại

Nhưng bóng hình ngày ấy

Vẫn in vào mùa thu…

2. KHOẢNG TRỜI HỐ BOM

Lâm Thị Mỹ Dạ

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Ðất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong

Ðã hoá thành những làn mây trắng?

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Ði qua khoảng trời em

- Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại

Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Trường Sơn, 10-1972

3. BÀN CHÂN THẦY GIÁO

Trần Đăng Khoa

      Thầy ngồi ghế giảng bài Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ Một bàn chân đâu rồi

     Chúng em không rõ… Sáng nào bom Mỹ dội Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi Thầy cầm súng ra đi Bài tập đọc dạy chúng em dang dở Hoa phượng Hoa phượng cháy một góc trời như lửa Năm nay thầy trở về Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa Nhưng một bàn chân không còn nữa Đôi bàn chân Ôi bàn chân In lên cổng trường những chiều giá buốt In lên cổng trường những đêm mưa dầm Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo Như nhận ra cái chưa hoàn hảo Của cả cuộc đời mình Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh Hay Tây Ninh, Đồng Tháp? Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc Cho lẽ sống làm người Em lắng nghe thầy giảng từng lời Rung động bao điều suy nghĩ Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường Em đi suốt chiều dài yêu thương Chiều sâu đất nước Theo những dấu chân người thầy năm trước Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời...

1972

30 4 24

30 4 24 2


Thư viện ảnh

thư viện ảnh

thuc don trong tuan

Website liên kết

Thống kê truy cập

1012883
Hôm nay:
Hôm qua:
Tháng này:
Tất cả
1011
1018
31555
1012883